Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Chủ tịch nước tiếp các nhà khoa học quốc tế

Tin công nghệ - Chiều 24/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi tiếp thân mật các nhà khoa học quốc tế, nhân dịp các nhà khoa học tham dự hội nghị khoa học vật lý với chủ đề “Gặp gỡ Việt Nam”, được tổ chức từ 28/7 - 17/8 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Chủ tịch nước tiếp các nhà khoa học dự Gặp gỡ Việt Nam
Tại buổi gặp, thay mặt các nhà khoa học quốc tế, Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam tại Pháp, thông báo với Chủ tịch nước một số hoạt động của các nhà khoa học tại hội nghị.

Giáo sư nhấn mạnh cuộc “Gặp gỡ Việt Nam” được tổ chức là việc làm hết sức ý nghĩa, nhằm chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội giao lưu nghiên cứu cho các nhà vật lý Việt Nam. 

Nhân hội nghị này, đã có nhiều nhà khoa học quốc tế từng đoạt giải Nobel tới Việt Nam tham gia giao lưu với học sinh, sinh viên tại các thành phố Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh; trao hàng trăm học bổng cho các sinh viên vượt khó học giỏi ở nhiều địa phương; dự khánh thành Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành.

Hoạt động này đã mở ra tầm nhìn mới trong nghiên cứu khoa học với các bạn trẻ, đồng thời, các nhà khoa học quốc tế cũng hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.


Các nhà khoa học nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu lĩnh vực khoa học cơ bản và mong muốn Việt Nam hàng năm tổ chức khoảng 4 - 5 hội nghị khoa học quốc tế, với sự tham gia của các giáo sư hàng đầu, thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học xuất sắc.

Bên cạnh đó, các giáo sư cũng đề nghị cần có chính sách tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà khoa học trẻ phát huy năng lực của mình, sẵn sàng cống hiến, chinh phục đỉnh cao khoa học, qua đó sẽ góp phần thúc đẩy nền khoa học của Việt Nam.

Nói chuyện với các nhà khoa học, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được gặp gỡ các giáo sư, các nhà khoa học quốc tế và đánh giá cao sáng kiến “Gặp gỡ Việt Nam”. Đây là lần thứ 9, hội nghị được tổ chức.

Thay mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam, Chủ tịch nước cảm ơn sự quan tâm của các nhà khoa học quốc tế đối với khoa học nói riêng và sự phát triển nền khoa học Việt Nam nói chung. Các hoạt động của hội nghị đã tạo ra cảm hứng lớn đối với các nhà khoa học và thế hệ trẻ Việt Nam.

Chủ tịch nước khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định khoa học giáo dục quốc sách hàng đầu, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng luôn có các chính sách tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ nghiên cứu khoa học, nhằm công hiến cho nước nhà cũng như nền khoa học quốc tế nói chung.

Chủ tịch nước tin tưởng rằng, những hoạt động của “Gặp gỡ Việt Nam”, sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo các nhà khoa học quốc tế, cùng việc tạo điều kiện của các ngành các cấp, nền khoa học Việt Nam sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới./.


TIN LIÊN QUAN

Nhà khoa học sở hữu ‘núi’ nhật ký


Tin công nghệ - Khi sinh thời, kiến trúc sư Buckminster Fuller cập nhật nhật ký hàng giờ. Vì thế "núi" nhật ký của ông cao tới 80 m.


Buckminster Fuller là nhà kiến trúc, học giả, nhà sáng chế nổi tiếng người Mỹ. Trong cả cuộc đời, ông viết 30 cuốn sách và tạo ra nhiều phát minh, trong đó phát minh nổi tiếng nhất là thiết kế mái vòm.

Chào đời ngày 12//1895 tại thành phố Milton, bang Massachusetts Mỹ, ngay từ nhỏ Fuller đã bộc lộ sở thích tự làm đồ chơi từ gỗ. Một lần, ông thiết kế động cơ đẩy cho một chiếc thuyền nhỏ.

Khi trưởng thành, ông học tại Học viện Milton ở bang Massachusetts. Tiếp đó, ông theo học Đại học Harvard nhưng bị đuổi khỏi trường hai lần - một lần vì ông dành hết tiền cho tiệc tùng và lần khác vì thiếu tinh thần trách nhiệm. Việc Fuller không tốt nghiệp Harvard khiến gia đình ông rất buồn.

Thời gian sau, ông từng làm nhiều việc khác, như lao động trong nhà máy dệt may, nhà máy đóng gói thịt. Năm 1917, ông kết hôn với Anne Hewlett. Đầu những năm 1920, Buckminster Fuller cùng bố vợ bắt đầu phát triển nhà chống cháy, chống lại ảnh hưởng của thời tiết.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét