Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Đưa em về nhà

(Đọc truyện tiểu thuyết hay nhất): Đưa em về nhà. Đọc truyện tiểu thuyết, sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn.

-----------------------------------------------------------------

Mọi lần, khi Thư giận bỏ đi tôi đều chạy theo níu lại, nhưng hôm nay tôi ngồi yên lặng. Hết rồi. Hết thật rồi.
Bỗng tôi nhớ ra, cái thẻ ATM của tôi đang ở trong túi Thư, mà tôi cần phải mua một chiếc Robo để đi làm sáng mai.

(Đọc truyện tiểu thuyết hay nhất): Đưa em về nhà

Quen Thư đã mấy năm tôi mới biết tên ở nhà của em là Tý, cha mẹ em thường gọi là Tý bướng.
Thư giải thích: Em sinh năm Tý, nhà có bảy chị em gái, chỉ có anh Tuấn là con trai. Từ lúc mới đẻ, anh Tuấn đã có địa vị khác hẳn trong bầy con. Cả mấy chị em đứa nào cũng thế, đang ngồi trong lòng mẹ mà thấy ông con trai thò lò mũi xanh bước tới là tự giác bước xuống ngay, nhường chỗ cho cậu quý tử chễm chệ ngự. Chỉ có bé Tý là nhất định không nhường, anh em ôm nhau vật huỳnh huỵch cho đến khi cả hai ngã lăn ra đất chưa thôi.
Bây giờ với tôi, Thư cũng bướng như vậy.
Tôi bảo Thư: “Ba anh nói: cái đức của đàn bà con gái là nhu và thuận. Tức là mềm mỏng và ngoan ngoãn đó em”. Thư cứ bò ra cười.
Tôi tự ái: “Cười cái gì?” Thư đưa hai bàn tay ôm lấy đầu tôi, mắt nhìn thẳng mắt. Mắt em to, màu nâu vàng, tôi thường đùa em là Tôn Ngộ Không, mắt lửa tròng vàng vì đã luyện trong lò bát quái. “Cười cái gì à? Ai cho Sửu gọi người ta bằng em, sinh sau người ta mà cứ bày đặt”. Tôi tức bể hông. “Sinh trước có mấy tháng mà cũng làm tàng”. Thư véo mũi tôi: “Trước một phút cũng là trước, nghe chưa”.
(Đọc truyện tiểu thuyết hay nhất): Đưa em về nhà
(Đọc truyện tiểu thuyết hay nhất): Đưa em về nhà
Người ta thường nói hai chữ duyên số, đúng vậy. Thực lòng tôi cũng nghĩ, cũng thích như ba tôi: có người yêu ngoan hiền, nhỏ tuổi hơn mình, càng nhỏ càng tốt, để mình có thể che chở, có thể lên mặt một chút, làm oai một chút. Cho nên dù biết Thư lớn hơn một tuổi mà lúc nào nghĩ tới Thư tôi cũng dùng cái đại từ nhân xưng rất xinh xẻo: em.
Đó là tôi chỉ gọi thầm, chứ Thư chẳng bao giờ chịu xưng em với tôi cả.
Tôi mặc kệ, chẳng phiền hà gì. Nhà Thư đông con, đến bữa ăn cứ nhao nhao lên, tau mi loạn xạ, chỉ trừ hai cô lớn nhất là được gọi bằng chị. Tôi đã quen cái không khí ấy từ ba năm nay rồi, chủ nhật nào tôi cũng đến chơi.
“Mà sao Sửu không đưa Tý về nhà thăm ba mẹ?” Thư thắc mắc.
Tôi thường tránh né câu hỏi này từ mấy năm nay. Lý do thì nhiều lắm. Vì nhà tôi ở xa, tận trên Đắk Lắk. Vì chưa cưới thì làm sao mà cô dâu tương lai có thể đường đột đến nhà trai được. Vì… vân vân và vân vân.
Tất nhiên, đó toàn là những lý do giả tạo. Làm sao tôi qua mắt Thư, qua mắt được Tý bướng của tôi. Quen nhau ba năm nay, tôi chưa bao giờ kê khai về gia cảnh của mình. Nói phải tội, hồi còn nhỏ, tôi thấy ba tôi rất tự hào khoe với người quen kẻ lạ nguồn gốc xuất thân của mình: dân nghèo thành thị.
Ba còn kể hết nông nỗi đoạn trường: ông bà nội vốn là cố nông ở Quảng Bình, vì mắc nợ nhiều quá không trả nổi mới dắt díu vợ con trốn vào Huế. Khi đó, ba tôi còn đang ẵm ngửa, ông bà chỉ đủ tiền mua một vé, nên bà nội bồng ba tôi ngồi tàu, ông tôi phải cắp nón chạy bộ theo (chắc là thời ấy tàu chạy bằng than cà sục cà sịch và ông tôi đang trai trẻ nên bộ giò vẫn còn chắc khỏe).
Hồi ấy người ta đua nhau khoe nghèo, nghèo là thuộc “thành phần cơ bản”, được cất nhắc, được quan tâm nhiều hơn. Nhưng chỉ hơn mười năm sau, sự tình đã khác hẳn. Người ta lại đua nhau khoe giàu, khoe con dòng, cháu ông hoàng nọ, con ông tướng kia. Vì thế những lời tự sự của ba tôi cũng yếu ớt dần, nhỏ dần cho đến khi tắt lịm.
“Mình nghèo quá! Cái nhà trống trơn, ngó trước ngó sau không có món đồ chi đáng giá. Không biết dâu con về ra mắt nó nghĩ sao?” mẹ tôi cứ thăn thỉ nói thầm với tôi, không dám để ba nghe, sợ ông tự ái.

(Đọc truyện tiểu thuyết hay nhất): Đưa em về nhà

“Mạ cứ lo! Họ đã ưa mình thì cái nghèo của mình, họ cũng phải ưa luôn chớ sao”.
Nói vậy nhưng lòng tôi cũng thắc thỏm… Ba mươi năm rời Huế đi kinh tế mới ở phố núi này, ba tôi gặp nhiều rủi hơn may, làm việc cày cục mà vẫn chỉ đủ nuôi ba anh em tôi ăn học. Thư của tôi lại chúa quan tâm đến tiện nghi. Cái thời sinh viên sáng sáng chia nhau ổ bánh mì đã qua rồi, bây giờ em đã là kiến trúc sư, mặt còn búng ra sữa nên em luôn cố ý ăn diện hàng xịn để khỏi bị khinh thường là con nít.
Ngày chủ nhật được nghỉ, thú vui của em là đi dạo siêu thị, căn phòng trọ của tôi cứ thế mà được trang bị nhiều đồ dùng cao cấp. Tôi nhăn nhó khi hỏi đến giá cả các món hàng. Thư cười: “Thời đại này, mình phải làm người tiêu dùng thông minh. Mấy cái đồ cũ lủng củng của Sửu, Tý quăng hết”.
Vì vậy trước khi đón nàng về, tôi cũng thuyết phục mẹ tôi dẹp gần hết những món đồ lủng củng trong nhà để thay bằng đồ mới. Nhưng có những khoảng trống tôi không thể có cây đũa thần để lấp đầy trong nháy mắt. Tôi là nhân viên ngân hàng, nghề rất thời thượng, nghe thì sang nhưng tôi mới ra trường mà kinh tế lại đang hồi khủng hoảng nên lương ngày càng co lại.
“Chú Sáu sẽ cho nhà mình mượn cái xe Nouvo”. Mẹ tôi nói, hạ giọng rất nhỏ, sợ ba tôi nghe. Ba tôi vốn hay tự ái. Tôi cũng lo lo. Lỡ ông nổi giận thì vô phương. Nhưng khi chiếc Nouvo được dắt về, cùng với vài món đồ khác, ông lặng lẽ chẳng nói gì. Tôi hiểu, thương con thì ngon mọi chuyện mà.
Thư đến. Cả nhà tôi đón tiếp em như thượng khách. Thư thích lắm, khi tôi chở em bằng xe Nouvo vòng vèo khắp ngõ ngách của phố núi.
- Em thấy ba mẹ anh sao?
- Ba mẹ dễ thương, hiền lắm, Tý khỏi lo làm dâu cực khổ rồi.
Tôi tủm tỉm cười, nhớ lời mẹ tôi thường cảm thán: “Thời bây giờ chỉ lo mẹ chồng bị nàng dâu ức hiếp, chứ làm gì có mẹ chồng ức hiếp nàng dâu”. Thư áp đầu vào lưng tôi, giọng có vẻ hài lòng :
- Ba mẹ Sửu giỏi thật, vừa nuôi anh em Sửu đi học xa vừa lo nhà cửa tiện nghi chẳng thiếu cái gì.
Tôi cười cười, tốt quá, vậy là mọi chuyện êm xuôi rồi nhé.
Không ngờ ba tôi giỏi thật. Ba tháng sau, ông trúng một vụ cà phê. Kiếm được ít tiền, ông muốn sửa nhà… để chuẩn bị tiếp sui gia ngày tôi cưới vợ. “Phải có xe chạy mua vật liệu, gửi xe con lên cho ba mượn tới hết tháng”. Giọng khàn khàn của ông vang lên trong điện thoại, tôi chỉ còn biết “Dạ”.
Ba tôi chỉ nghĩ đơn giản, hai đứa tôi đi chung một cái xe cũng được. Nhưng hai đứa đi làm hai ngả, giờ giấc lại khác nhau. Gửi xe lên Đắk Lắk thì được rồi, nhưng sau đó tôi không biết làm sao giải thích với Thư khi phải rút tiền trong thẻ để mua cái xe máy điện robo đi tạm. Mấy tháng nay, từ lúc đi thăm gia đình tôi về, Thư đã quản lý luôn thẻ ATM của tôi.
- Hôm trước Tý thấy nhà có cái xe tốt rồi mà?
Tôi lúng ba lúng búng mãi mới dám nói. Cha mẹ tôi chỉ có cái xe đạp cọc ca cọc cạch thôi, cái xe Nouvo là của thiên hạ. Em nhìn tôi… Mặt sa sầm xuống như nhật thực giữa ban trưa.
- Không ngờ… Thật Tý không ngờ, Sửu lừa Tý!
Tôi vừa ngượng vừa lo, cứ đứng sượng trân. Biết tính Thư của tôi nóng, nhưng không ngờ nóng đến mức đó… Mặt Thư đỏ bừng rồi quay phắt đi, ánh mắt cực kỳ rẻ rúng.
Tôi cảm thấy hổ thẹn vô cùng, nhưng đúng lúc ấy lòng tự ái nổi lên, tôi gằn giọng:
- Tý chê Sửu nghèo thì thôi, từ nay nghỉ chơi.
Mặt Thư càng đỏ hơn nữa, nàng lập tức quay ngoắt đi, tất tả bước ra đường, lên xe.
Mọi lần, khi Thư giận bỏ đi tôi đều chạy theo níu lại, nhưng hôm nay tôi ngồi yên lặng. Hết rồi. Hết thật rồi.

(Đọc truyện tiểu thuyết hay nhất): Đưa em về nhàf

Bỗng tôi nhớ ra, cái thẻ ATM của tôi đang ở trong túi Thư, mà tôi cần phải mua một chiếc Robo để đi làm sáng mai.
Ba chân bốn cẳng, tôi chạy ra níu xe Thư lại. Thư quay lui, nước mắt tức tối đang chảy đầy mặt. Thư gằn giọng: “Sửu là đồ tồi?”. Câu nói nặng lẽ ra phải làm tôi nổi nóng nhưng nước mắt đã làm cơn nóng của tôi không bùng ra được. “Sửu coi Tý là hạng người nào?”. Tôi cười khẩy: “Hạng người hiện đại, người tiêu dùng thông minh, đạt tiêu chuẩn ISO…”.
Thư mếu máo: “Không phải, Sửu cho Tý là con người dỏm. Sửu nghĩ Tý đánh giá nhà Sửu qua chiếc xe hả?”.
Tôi đứng thộn ra. Còn Thư thì khóc òa càng lúc càng to …. Tôi luống cuống lục tìm khăn tay nhưng chẳng thấy nó đâu cả. Thế là tôi ôm chầm lấy em để ngăn dòng nước mắt đang chảy xuống… Ôi , nhẹ lòng và sung sướng quá!
Trong phút ấy, tôi thấy mình trở thành người giàu có nhất trên đời…

-----------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét